Trồng hoa cẩm tú cầu ở Sài Gòn

Hoa cẩm tú cầu là loại hoa mang vẻ đẹp bí ẩn cùng với sự thay đổi màu sắc từ trắng chuyển dần sang hồng phấn, tím nhạt, xanh lam, để trồng hoa cẩm tú cầu tại đất Sài Gòn nở lâu thì ta cùng tìm hiểu kĩ thuật trồng và cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhé !

mục lục

Hoa cẩm tú cầu làm sáng lên cuộc sống của chúng ta với vẻ đẹp và hương thơm của họ, nhưng sức mạnh của một bông hoa đi sâu hơn rất nhiều so với sức hấp dẫn bề mặt của hoa nở. Con người là bậc thầy của biểu tượng, và nó là tự nhiên mà một bông hoa phục vụ một mục đích kép như một biểu tượng quá.

Trồng hoa cẩm tú cầu ở Sài Gòn

Cây hoa cẩm tú cầu là cây bụi rụng lá, ưa bóng râm ẩm thấp. Lá cây hoa cẩm tú cầu mọc đối theo từng đốt trên thân, đơn giản, có cuống, mép lá hình răng cưa và đôi khi xẻ thùy. Hoa cẩm tú cầu nằm trên đỉnh đầu, hoa vô tính. Cụm hoa cẩm tú cầu có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa. Hoa cẩm tú cầu đa dạng các màu trắng, tím, xanh, hồng, đỏ…tùy thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng.

Thông thường hoa cẩm tú cầu là cây bụi cảnh quan phổ biến mà chấm vùng ngoại ô và nhà cửa nông thôn như nhau, và ý nghĩa của họ làm cho họ một bông hoa hấp dẫn để thêm vào khu vườn của bạn ngoài ra hoa cẩm tú cầu còn thể hiện sự thành tân, lòng biết ơn và cảm xúc chân thành của một ai đó tặng bạn, vì thế hoa cẩm tú cầu được nhiều người Sài Gòn ưa chuộng và luôn truy lùng hoa cẩm tú cầu về trồng trong khu vườn.

Hoa cẩm tú cầu có thể sống trên nhiều loại đất: đất chua, trung tính hay kiềm đều được nên loại hoa cẩm tú cầu này vẫn sống ở Sài Gòn thì rất tốt .Cây hoa cẩm tú cầu có một đặc điểm là màu hoa có thể thay đổi dựa vào sự thay đổi độ pH của đất.

Trồng hoa cẩm tú cầu ở sài gòn

Trồng hoa cẩm tú cầu ở sài gòn

Kĩ thuật trồng hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu rất dễ trồng, có thể trồng hạt hoặc bằng nhánh nếu trồng bằng nhánh thì ta nên giâm cành vào mùa Xuân thì sẽ tốt hơn.

Nếu giâm cành thì cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

- Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp

Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Đầu tiên khâu Tưới nước:

Chăm sóc hoa gì cũng phải tưới nước đối với hoa cẩm tú cầu phải tưới thường xuyên hơn, nếu thấy cây bị héo lá là tưới nước liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.

- Đặc biệt bắt buộc cần phải tưới nhiều nước vào mùa khô.

- Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

Tiếp theo phải tỉa cành:

- Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).

- Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).

- Khi cắt nhớ chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới, thường tỉa cành vào tháng 3-4.

Kế tiếp là bón phân:

- Lượng bón phân thay đổi theo kích thước của cây, 1 hay 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân

- Không nên lạm dụng phân bón nhiều sẽ gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.

- Chú ý cây mới trồng: thì 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10.

- Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.

Cuối cùng là thay chậu:

- Khi hết mùa bông, khi cây ngủ vào cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được).

Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: tưới thật ẩm –> để đất khô –> bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn –> tưới thật nhiều nước –> ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.

Tưới nước thường xuyên khi trồng hoa cẩm tú cầu

Tưới nước thường xuyên khi trồng hoa cẩm tú cầu

Phương pháp đổi màu cho hoa

Nếu bạn muốn hoa cẩm tú cầu cho hoa màu xanh lam thì thay đổ độ pH của đất (pH =< 5) là đất chua thì hoa sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh lam. Để đất chua ta bón nhôm sulfate mỗi tháng một lần vào tháng 3, 4, 8, 9, 10. Theo kinh nghiệm các nhà vườn trồng cây hoa cẩm tú cầu thì để giảm độ pH ta tưới giấm cho đất hoặc tưới cây bằng nước mưa, cũng có thể đóng đinh quanh gốc cây. Trường hợp này dùng phân bón có phosphate thấp.

Hoa cẩm tú cầu ra hoa khi nào??

Đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau

hoa cẩm tú cầu thay đổi màu sắc theo độ pH

Hoa cẩm tú cầu thay đổi màu sắc theo độ pH 

Khi hoa cẩm tú cầu bị vàng lá thì sao ?

Việc chăm sóc hoa cẩm tú cầu bị vàng lá và rụng hay hoa cẩm tú bị héo thì chuyện bình thường, có thể do hoa thiếu nước dẫn đến lá bị vàng nếu không tưới nước đủ lá bị héo dần và rụng đi và sẽ làm chậm ra hoa hoặc không ra hoa. Ngoài ra cần phải để cây nơi mát mẻ, nơi có bóng râm, thoáng mát vì hoa cẩm tú cầu không chịu được nắng, nếu để cây ngoài nắng nhiều cây sẽ bị mất nước dẫn đến bị vàng lá và khiến hoa chậm phát triển.

Thông tin liên hệ

Web: hoatuoi360.vn

SĐT: 0936 65 27 27 - 0977 301 303 

Mail : info@hoa360.vn

Đọc thêm: sự tích cây hoa cẩm tú cầu